Giá điện bình quân sẽ tăng từ 1.860 đồng lên 2.200 đồng/kWh

02/10/2022

-

cường

Trong tờ trình gửi Chính phủ của Bộ Công thương về việc phê duyệt đề án Quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) cho biết giá điện bình quân tăng 1.860 – 2.200 đồng/kWh.

giá điện tăng

Bộ Công thương thời gian qua có nhiều đề xuất cho tăng giá điện trong thời gian tới

Tăng giá điện gần 19% đến năm 2030

Theo Bộ Công Thương, giá điện bình quân (theo tỷ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 – 9,4 cent/kWh vào năm 2030. Hiện tại, giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh). Nếu lên mức 8,4 – 9,4 cent/kWh, theo tỷ giá năm 2020, giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 – 2.218 đồng/kWh.

Bộ Công Thương ước tính giai đoạn 2031 – 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 – 11,4 cent/kWh.Từ tính toán trên, Bộ Công Thương cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam tương đối thấp. Năm 2030, mức giá điện dự kiến từ 8,4 – 9,4 cent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan.

Bộ Công Thương dẫn chứng giá điện bình quân của một số nước như sau: Malaysia (6,69 cent/kWh), Indonesia (10,07 cent/kWh), Thái Lan (10,74 cent/kWh), Trung Quốc (8,43 cent/kWh), Nhật Bản (21,08), Nga (5 cent/kWh), Đức (32,27 cent/kWh), Mỹ (10,91 cent/kWh), Canada (12,44 cent/kWh)…

Ngoài ra, Bộ cũng đưa ra dự báo giá thành điện gió, điện mặt trời trong tương lai sẽ giảm mạnh.  Giá điện mặt trời có thể giảm xuống mức 5 – 6 cent/kWh trước 2030 và 4,8 cent/kWh sau 2040. “Thậm chí một số dự báo cho thấy giá các loại hình năng lượng tái tạo có thể giảm nhanh hơn nữa”

giá điên tăng

 

TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong, cho rằng tăng giá điện là việc “một sớm một chiều” do chi phí đầu vào sản xuất điện tăng. Tăng giá điện đúng giá thị trường cũng là cách thúc đẩy đầu tư tư nhân vào ngành này, như cách điều chỉnh giá xăng. Còn hiện tại, ngành điện, cụ thể ở đây là Tập đoàn điện lực VN (EVN) – một doanh nghiệp nhà nước đang được độc quyền mua bán điện, chưa theo giá thị trường, nên việc tính toán tăng phải có bên Bộ Tài chính kiểm soát, dựa trên một số tiêu chí nhất định. Chẳng hạn, chi phí đầu vào gồm những gì, tăng bao nhiêu, tăng cụ thể ở khâu nào…

Một số ý kiến khác cho rằng, EVN là doanh nghiệp nhà nước có sẵn cơ sở hạ tầng rồi sản xuất, vận hành và bán. Giá đầu vào cần phải rõ ràng khâu đầu tư, vận hành, thu chi ra sao mới đề xuất tăng giá được. Quy hoạch điện 8 ưu tiên điện tái tạo, tăng công suất cho loại hình điện này, giá lại được dự báo giảm mạnh từ nay đến năm 2030, nhưng giá điện bình quân lại được đề xuất cho tăng mức cao nhất gần 19% (từ 7,9 cent lên 9,4 cent) giá điện bình quân là chưa hợp lý. Trước đó, trong dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng về quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương soạn thảo lấy ý kiến, EVN được tự quyết tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 1% đến dưới 5% và trong khung giá cũng bị nhiều người phản đối.

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

    Form Đặt hàng trước